• 0967.229.466
  • vms@vimarumarineservice.com

Tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

08/07/2020 - 04:48
106 views

Việc ai sẽ là người nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn có thể được vợ chồng tự thỏa thuận với nhau và được Tòa án công nhận tại bản án. Nếu không thỏa thuận được, hai bên có thể nhờ Tòa án giải quyết quyền nuôi con này.

 

Theo đó, một số quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình quyền nuôi con như sau:

+  Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Đối với người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành. Mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận hoặc phụ thuộc vào khả năng kinh tế của bên không trực tiếp thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng. Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận được ai sẽ là người trực tiếp nuôi con, Tòa án sẽ xem xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Người không trực tiếp nuôi con sẽ có một số quyền sau theo Điều 82, Luật hôn nhân gia đình 2012:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Thiên Nam về vấn đề Tranh chấp quyền nuôi con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.